Đất công ích là gì? Đất công ích có được cấp sổ đỏ không?
Đất công ích là gì? Làm thế nào để xác định mảnh đất này có thuộc đất công ích hay không? Đất công ích liệu có được cấp sổ đỏ? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người hiện nay. Sau đây, nhóm chuyên gia PKD Novaland sẽ cập nhật thông tin đầy đủ về đất công ích, giúp bạn có góc nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về nhóm đất này.

Giải đáp đất công ích là gì?
Luật đất đai 2013 quy định rõ, đất Việt Nam hiện chia thành 3 nhóm chính là: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Vậy đất công ích là gì? Đất công ích là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp, và thường thấy nhất là nhóm đất trồng cây lâu năm CLN, đất trồng cây hàng năm hoặc đất chuyên khai thác nuôi trồng thủy sản,… tất cả nhằm mục đích phục vụ cộng đồng địa phương.
Thực chất, đất công ích chính là quỹ đất do hộ gia đình hoặc hợp tác xã trích ra khoảng 5% để góp chung vào mục đích phát triển kinh tế xã hội, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng theo từng địa phương.

Cách xác định đất công ích ra sao?
Vậy đất công ích là gì? Cách xác định ra sao? Cách đơn giản để xác định một mảnh đất có thuộc đất công ích không đó là dựa vào mục đích sử dụng của chính mảnh đất đó. Thực tế, đất công ích thường được ứng dụng khai thác sản xuất trong những trường hợp như:
+ Thi công xây dựng các công trình công cộng tại địa phương: thị trấn, phường, xã, huyện,…
Những công trình thường thấy như nhà, khu thể dục thể thao, nhà văn hóa cộng đồng, công trình văn hóa địa phương, khu vui chơi giải trí cho cộng đồng, trường học các cấp, chợ, trạm y tế,… cùng nhiều công trình công ích khác, dựa trên cơ sở quy định của Tỉnh Uỷ.
Tính với những trường hợp người dân bị thu hồi đất để phục vụ mục đích công ích: xây dựng công trình công cộng, Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường một khoản tiền hợp lý, theo đúng quy định về chính sách bồi thường của luật pháp hiện hành.
+ Đất công ích được khai thác sử dụng để xây dựng nhà tình thương
Bên cạnh mục đích xây dựng công trình phục vụ cộng đồng, có trường hợp đất công ích còn được khai thác sử dụng để xây dựng những ngôi nhà tình thương cho những hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, những cá nhân nằm trong nhóm đối tượng được nhận trợ cấp.
+ Đất công ích cho người dân thuê để sử dụng
Ngoài ra, đối với quỹ đất nằm trong diện đất chưa được sử dụng, Ủy ban nhân dân tại địa phương sẽ cho phép các hộ gia đình, cá nhân thuê lại để khai thác sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hải sản với thời hạn không quá 5 năm, theo hình thức đấu giá.
Khoản tiền thu được từ việc cho thuê đất công ích sẽ được Ủy ban địa phương nộp vào ngân sách Nhà nước, dùng cho mục đích công ích đúng quy định Pháp luật.

Tham khảo: Đất CLN là gì?
Đất công ích có được cấp sổ đỏ không?
Theo quy định của Luật đất đai 2013 Điều 72, mỗi địa phương đều được lập quỹ đất nông nghiệp nhằm phục vụ mục đích công ích của từng địa phương. Khoản quỹ này sẽ không quá 5% tổng diện tích của nhóm đất trồng hàng năm, nhóm đất trồng cây lâu năm và nhóm đất khai thác nuôi trồng thủy sản.
Với trường hợp địa phương sử dụng đất công ích vượt quá 5% quỹ đất thì tổng diện tích nằm ngoài 5% đó sẽ được trưng dụng để xây dựng và bồi thường thích đáng cho đối tượng cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất. Họ có thể sử dụng đất bồi thường để canh tác sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, cũng theo quy định của luật đất đai, bộ phận đất công ích được Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, tiến hành cho thuê và sử dụng vào những mục đích cộng đồng. Do vậy, nếu trường hợp người dân thuê đất xây dựng nhà ở trên đất này chính là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Trên đất công ích cho thuê, bạn sẽ chỉ được pnuôi trồng thủy sản, sản xuất canh tác nông nghiệp.
Nếu đối tượng sử dụng đất công ích vi phạm luật và cố tình xây nhà thì sẽ phải nhận mức phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, họ cũng phải tiến hành khôi phục lại đất giống như tình trạng ban đầu.
Trường hợp đối tượng vi phạm không thực hiện đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cưỡng chế việc phá dỡ nhà và chi phí tháo dỡ sẽ do đối tượng vi phạm chi trả.
Điều 174 Luật Hình sự 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định rõ ràng, người chuyển nhượng đất công ích hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nếu sử dụng đất công ích sai mục đích.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đối tượng hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc phần quỹ đất công ích của địa phương sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được cấp quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất. Vậy nên, thực tế đất công ích sẽ không được cấp sổ đỏ.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề đất công ích là gì và đất công ích có được cấp sổ đỏ không. Hy vọng bài viết của PKD Novaland đã mang đến cho bạn nhiều thông tin tham khảo hữu ích.

Tôi là Dương Thu Liễu , tôi có 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Bất Động Sản và tư vấn chuyên sâu các dự án Bất Động Sản của Novaland. Cám ơn Anh Chị đã ghé thăm website của chúng tôi. Chúc Anh Chị một ngày tốt lành và nhiều niềm vui.