Đất đồng sở hữu là gì? Quy định quan trọng về đất đồng sở hữu
Đất đồng sở hữu là gì? Pháp luật quy định ra sao về đất đồng sở hữu? Có thể sang tên hay làm thủ tục chuyển đổi đồng sở hữu đất cho những đối tượng nào? Đây là mối quan tâm chung của rất nhiều khách hàng hiện nay. Sau đây, đội ngũ PKD Novaland sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên. Cùng theo dõi nhé.
Giải đáp đất đồng sở hữu là gì?
Đồng sở hữu quyền sử dụng đất là gì? Đất đồng sở hữu là gì? Hiểu một cách đơn giản, việc đồng sở hữu quyền sử dụng đất của 2 hay nhiều người – cùng đứng tên trên giấy tờ thì thuộc vào trường hợp này. Những đối tượng cùng làm chủ thửa đất ở đây có thể là những quan hệ sau:
– Quan hệ Vợ – Chồng;
– Quan hệ Bố mẹ ruột cùng con cái;
– Quan hệ Anh em trong gia đình;
– Quan hệ Anh chị em họ hàng thân thiết;
– Người quen biết không chung huyết thống.
Việc chuyển tên sở hữu đất trên sổ đỏ từ một người sang hai hoặc nhiều người được gọi là thủ tục chuyển đổi làm sổ đồng sở hữu. Thủ tục đồng sở hữu này vốn dĩ được pháp luật quy định khá cụ thể và rõ ràng tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai năm 2013, như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Theo đó, những đối tượng đồng sở hữu một mảnh đất sẽ được cấp mỗi người một sổ đỏ, trừ trường hợp yêu cầu trao sổ đỏ cho người đại diện. Trên sổ đỏ, cơ quan chức năng sẽ ghi thông tin họ tên của những người đồng sở hữu của mảnh đất đó.
Tham khảo: Đất DKV là gì?
Quy định pháp luật về đất đồng sở hữu ra sao?
Đất đồng sở hữu là gì? Pháp luật quy định ra sao về loại đất này? Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, Điều 207 quy định rõ ràng về sở hữu chung và các loại sở hữu chung như sau:
“Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”
Theo quy định rõ ràng trên, sở hữu chung – sử dụng chung là trường hợp nhiều chủ thể – nhiều người cùng có quyền sở hữu đối với một tài sản, mà trường hợp ở đây là đất đai. Đất đồng sở hữu và sử dụng được hiểu đơn giản là hai hoặc nhiều người cùng có quyền sử dụng đất chung trên một thửa đất.
Quyền sử dụng đất này có thể là sử dụng chung theo phần hoặc sử dụng chung hợp nhất. Quyền sử dụng đất chung theo phần là xác định được phần quyền sử dụng riêng của mỗi người đối với thửa đất. Quyền sử dụng đất chung hợp nhất là không xác được phần quyền sử dụng riêng của mỗi người đối với thửa đất, những người sử dụng đất này có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với quyền sử dụng đất chung.
Thông thường, trong các giao dịch mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khi bộ phận bên bán chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất thì họ sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục tách thửa, thửa đất sẽ được chia thành 02 thửa nhỏ hơn.
Tiếp sau đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đất đai sẽ cấp cho mỗi bên một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để ghi nhận – xác nhận quyền sử dụng của mình. Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục tách thửa đất thì vẫn cần đáp ứng một số điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng… được quy định chi tiết rõ ràng trong văn bản của UBND từng địa phương.
Quy định về giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 về điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Theo quy định trên, người sử dụng đất cần đáp ứng 04 điều kiện khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm: (i) Có giấy chứng nhận (sổ đỏ); (ii) Đất không tranh chấp; (iii) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và (iv) Trong thời hạn sử dụng đất. Về hình thức, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã.
Với những chia sẻ trên, đội ngũ PKD Novaland hy vọng đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về đất đồng sở hữu là gì. Cùng đón đợi những bài viết hữu ích khác của chúng tôi.
Tôi là Dương Thu Liễu , tôi có 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Bất Động Sản và tư vấn chuyên sâu các dự án Bất Động Sản của Novaland. Cám ơn Anh Chị đã ghé thăm website của chúng tôi. Chúc Anh Chị một ngày tốt lành và nhiều niềm vui.