PKD Novaland
Skip to main content

Đất tranh chấp là gì? Quy định pháp luật về đất tranh chấp

Đất tranh chấp là gì? Pháp luật quy định về loại đất này ra sao? Đất tranh chấp hiện đang trở nên vô cùng phổ biến và cũng là loại đất có quy trình giải quyết khá rắc rối, phức tạp. Vì vậy, đội ngũ PKD Novaland xin đưa ra một số điều cần biết về Đất tranh chấp nhằm giúp các bạn hiểu rõ về các hình thức tranh chấp và giải quyết các vấn đề liên quan.

dat-tranh-chap-la-gi-hinh-1.png
Hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai

1/ Khái niệm đất tranh chấp là gì? 

Đất tranh chấp là vùng đất đang xảy ra tình trạng tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Những khu vực đất tranh chấp thường khá phức tạp bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng Đất tranh chấp:

  • Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả nặng nề trên khắp Đất Nước.
  • Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước cần thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư.
  • Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng tạo áp lực lớn gây nên tình trạng tranh chấp đất đai một cách gay gắt.
  • Cơ chế quản lý đất đai còn thiếu sót, các chủ trương, chính sách liên quan tới đất đai chưa được phổ biến rộng rãi.
dat-tranh-chap-la-gi-hinh-2.png
Đất tranh chấp là vùng đất đang xảy ra tình trạng tranh chấp

2/ Các loại đất tranh chấp thường gặp là gì?

2.1. Đất tranh chấp về quyền sử dụng:

Đất tranh chấp là gì? Là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất, không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Hình thức tranh chấp:

  • Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới đất được sử dụng và quản lý.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ thừa kế.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng.
  • Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới, giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường với các tổ chức sử dụng đất khác.
  • Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đất cho thuê, cho mượn.

2.2. Đất tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng:

Là loại tranh chấp điển hình và gay gắt liên quan đến các tranh chấp về mức độ và diện tích được bồi thường do người sử dụng đất không thoả mãn với mức bồi thường. Bản chất của tranh chấp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự như yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Hình thức tranh chấp:

  • Tranh chấp do việc thực hiện quyền sử dụng đất bị cản trở.
  • Tranh chấp trong quá trình hực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, quân sự.

2.3. Đất tranh chấp về mục đích sử dụng:

Là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

Hình thức tranh chấp:

  • Sử dụng sai mục đích sử dụng đất so với khi được giao hoặc cho thuê.
  • Sử dụng sai mục đích đất trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.
dat-tranh-chap-la-gi-hinh-3.png
Tranh chấp đất phát sinh trong nhiều trường hợp

Tham khảo: Đất phần trăm là gì?

3/ Giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật

3.1. Giải quyết bằng hình thức hòa giải:

  • Nơi giải quyết: ở cơ sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải. Biên bản sẽ được lưu lại và gửi đến các bên tranh chấp.
  • Trường hợp hòa giải có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì cơ sở phải gửi biên bản đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tranh chấp còn lại tiến hành gửi biên bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Các cơ quan có thẩm quyền sau khi xem xét có thể ra quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.

3.2 Giải quyết bằng hình thức khởi kiện tại Tòa án nhân dân:

  • Nơi giải quyết: Tòa án nhân dân.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
  • Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành hoặc sẽ bị cưỡng chế thi hành thu hồi đất.

Hi vọng những thông tin mà PKD Novaland đưa ra bên trên sẽ hữu ích và giúp đọc giả nắm được các vấn đề liên quan đến Đất tranh chấp đồng thời hiểu rõ đất tranh chấp là gì, các quy trình, thủ tục để đảm bảo đúng quyền, nghĩa vụ của mình.

    Đăng ký nhận bảng giá gốc
    Tập đoàn Novaland là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS ở Việt Nam. Luôn thực hiện theo các giá trị cốt lõi – chính trực – hiệu quả – chuyên nghiệp, luôn xử lý triệt để các sai phạm của nhân viên. Tầm nhìn trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực: bất động sản, kiến tạo điểm đến du lịch và phát triển hạ tầng giao thông.